Câu 33: Đổi mới kinh tế từ sau Đại hội VI

Admin 14/06

Câu 33: Đại hội đảng VI xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ?

Đại hội VI đã nêu một số quan điểm về xác lập cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới

– Thứ nhất, phải nhận thức đầy đủ, toàn diện về chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên CNXH, “thời kỳ quá độ ở nước ta, do tiến thẳng lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn… độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội…”4. Đối với nước ta, nhiệm vụ xây dựng những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho thời kỳ quá độ đòi hỏi phải có thời gian dài hơn, vì xuất phát điểm kinh tế – xã hội của nước ta rất thấp, lại bị tổn thất nặng nề sau mấy chục năm chiến tranh và vẫn tiếp tục phải đối phó với những âm mưu xâm lược, phá hoại của kẻ thù. Việc khẳng định thời kỳ quá độ ở nước ta là lâu dài và rất khó khăn giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn trong xác định bố trí cơ cấu kinh tế của chặng đường đầu tiên trong thời kỳ quá độ.

Thứ hai, phải bố trí lại cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp với đặc thù tự nhiên, kinh tế – xã hội của Việt Nam trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ: phải phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp và công nghiệp nhẹ tới một mức nhất định mới có đủ điều kiện phát triển công nghiệp nặng. Mức nhất định ở đây là giải quyết về cơ bản các nhu cầu của đời sống xã hội và tạo ra được nguồn tích lũy cần thiết để xây dựng công nghiệp nặng.
– Về hàng tiêu dùng: sản xuất đáp ứng được nhu cầu bình thường của nhân dân thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu;
– Về hàng xuất khẩu: tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết”5.

– Đối với công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, Đại hội cũng chỉ rõ: “đáp ứng cho được nhu cầu của nhân dân về những loại hàng hóa thông thường, bảo đảm yêu cầu chế biến nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh việc làm hàng gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác, đồng thời mở rộng mặt hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng”7.

– Với công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng, quan điểm của Đại hội VI rất rõ ràng: “phải nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và theo khả năng thực tế… sản phẩm nào mà công nghiệp nặng nhất thiết phải tạo ra trong nước để phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ thì cố gắng làm với quy mô và kỹ thuật thích hợp… không bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực tế, ngay cả để phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”8.

– Về cơ cấu đầu tư, Đại hội chỉ rõ phướng đầu tư cho những năm tới tập trung chủ yếu cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, còn công nghiệp nặng chỉ đầu tư cho những công trình nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Thứ ba, Đại hội VI xác định, hiện nay nước ta còn tồn tại các thành phần kinh tế: kinh tế XHCN gồm quốc doanh và tập thể; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác.

Như vậy, trong đường lối đổi mới kinh tế được Đảng đề xướng tại Đại hội VI, vấn đề đổi mới bố trí cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế) được đặt trong tổng thể đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ về kinh tế – xã hội, với những hình thức, biện pháp, bước đi tuần tự phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội đất nước trong chặng đường đầu thời kỳ quá độ. Đây là cơ sở thực tiễn, lý luận quan trọng cho Đại hội VII đề ra chủ trương hoàn thiện cơ cấu kinh tế và Đại hội VIII, IX đề ra chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Đến nay, chúng ta đã có cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý và đang chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong xã hội; giá trị sản xuất của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP; công nghiệp đã tăng từ 21,6% (1988) lên 41% (2005); dịch vụ từ 33,1% lên 38,5%; nông nghiệp đã giảm từ 46,3% xuống còn 20,5%; các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm đã hình thành, phát triển trên cả nước. Những thành tựu mà đất nước đạt được trong những năm đầu và cả chặng đường gần 20 năm đổi mới, phát triển có nguyên nhân của sự tìm tòi, xác lập một cơ cấu kinh tế phù hợp, trong đó Đại hội VI đóng vai trò mở đầu, đột phá.

Bạn đang xem bài viết số 33 trong 60 bài viết của ngân hàng đề thi môn Đường lối cách mạng ĐCS. Bạn có thể tải trọn bộ câu hỏi tại: Đề thi môn Đường lối cách mạng ĐCS VN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận