Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đi qua chặng đường gần 25 năm và thu được những kết quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Cùng với những thành tựu quan trọng về kinh tế, an ninh – quốc phòng, đối ngoại, vấn đề phát triển văn hoá- xã hội và xây dựng con người luôn luôn được Đảng coi trọng
> Đường lối kháng chiến năm 1945-1954 và 1954-1975
* Về chủ trương, đường lối
– Trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986, những nhận thức mới của Đảng về văn hoá có bước chuyển quan trọng. Nền văn hóa mà Đảng xác định phải xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn. Một hệ thống lý luận văn hoá được hợp thành với lý luận chung trong quá trình đổi mới tư duy của toàn xã hội.
– Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 5 về Văn hóa- Văn nghệ trong cơ chế thị trường; Nghị quyết của Bộ Chính trị và các kết luận về văn hóa, văn nghệ (tháng 11 năm 1988); tháng 8 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 52- CT/TW về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình Văn học- Nghệ thuật; tháng 6 năm 1990, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 61- CT/TW về công tác quản lý văn học- nghệ thuật; tháng 1 năm 1993, BCHTW ra Nghị quyết Trung ương 4 về một số nhiệm vụ văn hóa- văn nghệ những năm trước mắt; tháng 7 năm 1998, Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII ra Nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
– Toàn bộ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã làm sáng lên bức tranh của nền văn hoá đất nước trong tương lai. Đó là nền văn hoá với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường. Đối với công tác lãnh đạo văn hoá, Nghị quyết khẳng định: Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hoá, phải xây dựng văn hoá từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước như Bác Hồ đã dạy “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, cơ bản và chiến lược không chỉ đối với công tác lãnh đạo mà cả công tác quản lý văn hoá, với mỗi cán bộ, đảng viên.
> Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp
– Có thể nói Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã thể hiện sự phát triển cả nhận thức và tư duy lý luận về văn hoá, lãnh đạo văn hoá của Đảng. Đó cũng chính là kết tinh của sự kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, về xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá, về phương pháp lãnh đạo văn hoá, quản lý văn hoá; là sản phẩm từ tổng kết lý luận và thực tiễn trong quá trình hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo văn hoá của Đảng./.
– Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về văn hoá thông qua việc thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng bằng luật pháp, pháp lệnh, nghị định, quy định, các chính sách văn hoá… Thông qua các chương trình hành động, phong trào thi đua yêu nước, qua hệ thống các thiết chế văn hoá để vận động quần chúng nhân dân thực hiện; biến chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng thành lực lượng vật chất, thành phong trào cách mạng; tạo ra những kết quả cụ thể nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, trực tiếp xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội.
– Đến Đại hội IX, những tư tưởng chủ yếu của Đảng về phát triển văn hoá được thể hiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Nghị quyết Đại hội IX tiếp tục nhấn mạnh vị trí của văn hoá trong lịch sử phát triển của dân tộc ta; khẳng định sức sống lâu bền của những quan điểm, tư tưởng nêu trong Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về ý nghĩa “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”, Nghị quyết nhấn mạnh đó là tầm cao, chiều sâu của sự phát triển của dân tộc, khẳng định và làm rõ vị trí của văn hoá trong đời sống dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
– Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) và ra kết luận tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá làm nền tảng tinh thần xã hội, gắn kết và đồng bộ với phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt.
– Đại hội X, Đảng xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội; Làm cho văn hoá thấm sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội; Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá Việt Nam; Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể; Kết hợp hài hoà giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch. tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hoá; Đa dạng hoá các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
> Câu 30: Công tác đối ngoại của Đảng 1975-1985
– Để thực hiện được yêu cầu trên, trong xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện cần phải phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân, các hội văn học nghệ thuật, khoa học, trí thức, báo chí, của các cá nhân; Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục văn hoá, thẩm mỹ, nếp sống văn hoá hiện đại trong nhân dân; Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá; Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định; Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá; Chống sự xâm nhập văn hoá độc hại, lai căng, phản động; Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá; Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển; Nâng cao chất lượng tư tưởng văn hoá, hiện đại về mô hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật; Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp; Đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sỹ; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của các hội văn học- nghệ thuật từ trung ương đến địa phương.
– Cũng trong nhiệm kỳ Đại hội X, đối với văn hóa, văn học nghệ thuật, Đảng đã dành sự quan tâm cho một số lĩnh vực tinh túy và nhạy cảm thường xuyên tác động đến đời sống tinh thần của xã hội. Đó là hai kết luận quan trọng của Ban Bí thư (số 83 ngày 27/6/2008), Bộ Chính trị (số 51 ngày 22/7/2009) chỉ đạo việc tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chỉ thị này. Nghị quyết số 23- NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học- nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Theo đó sẽ có các đề án của các ban, bộ, ngành phối hợp triển khai nhằm đưa các quan điểm chỉ đạo, những chủ trương và giải pháp của Đảng về văn học, nghệ thuật thành hiện thực phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
* Ý nghĩa
– Chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa co ý nghĩa, vai trò to lớn và có tính phát huy. Mặc dù có tiếp thu những văn hóa của nước ngoài, nhưng có chọn lọc những tiến bộ, mặt tốt đẹp trên cơ sở bảo tồn những tinh hóa văn hóa dân tộc. Giữ được bản chất văn hóa mà cha ông ta để lại.
- Phần 1
- Phần 2
- Phần 3
Câu 1: Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa môn Đường lối cách mạng ĐCS VN
Câu 2: Chủ trương Đảng Cộng Sản thời kỳ 1939 – 1941
Câu 3: Đường lối kháng chiến năm 1945-1954 và 1954-1975
Câu 4. Tư duy của Đảng về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến IV
Câu 5. Trình bày những quan điểm của Đảng tại Đại hội X
Câu 6: Chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị
Câu 8. Đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới
Câu 9: Đường lối đổi mới của đảng CSVN từ 1986 đến nay
Câu 10: Nguyễn Ái Quốc trong thành lập ĐCS VN
Câu 11: Giai cấp trong xã hội Việt Nam thuộc địa nữa phong kiến
Câu 13: Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 14: Nội dung Luận cương Chính trị tháng 10/1930?
Câu 15: Nội dung Cương lĩnh chính trị tại hội nghị 3/2/1930?
Câu 16: Những bổ sung luận cương chính trị tháng 10/1930
Câu 17: Kết quả bảo vệ thành quả cách mạng Tháng 8 năm 1945-1946
Câu 18: Lợi dung mâu thuẫn để giữ vững chính quyền giai đoạn 1945-1946?
Câu 19: Chủ trương của Đảng trong 3 nghị quyết TW tháng 11/1939-11/1940- 5/1941
Câu 20: Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945
Câu 22: Ý nghĩa thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945
Câu 23: Nguyên nhân thắng lợi cách mạng chống thực dân Pháp
Câu 24: Nội dung về lực lượng và phương pháp cách mạng của Đại hội Đảng II
Câu 26: Nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ
Câu 27: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Câu 28: Nghị quyết trung ương 11(3/1965) và 12/1965
Câu 29: Chủ trương đối ngoại của ĐCS VN năm 1976-1985
Câu 31: Đường lối công nghiệp hóa của đảng trong giai đoạn 1976-1985
Câu 32: Kinh tế bao cấp thời kì 1960-1985
Câu 33: Đổi mới kinh tế từ sau Đại hội VI
Câu 34: Nội dung đổi mới cơ bản của Đại hội Đảng 6 (1956)
Câu 35: Chủ trương đổi mới của đại hội Đảng 6 về kinh tế
Câu 36: Chính sách phát triển kinh tế của đại hội Đảng 7
Câu 37: Đổi mới hệ thống chính trị của Đại hội Đảng 7
Câu 38: Nghị quyết trung ương 11(3/1965) và 12/1965
Câu 38: Kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước VN
Câu 39: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
Câu 40: Mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH của Đảng
Câu 41: Mục tiêu CNH-HĐH đến năm 2000
Câu 42: Công tác đối ngoại của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước?
Câu 43: Chủ trương của Đại hội Đảng 7 về xây dựng nên kinh tế hàng hóa
Câu 44: Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp
Câu 45: Đại hội Đảng 9 về phát triền nền kinh tế nhiều thành phần
Câu 47: Chủ trương của Đảng về xây dựng phát triền văn hóa
Câu 48: Văn hóa thời kỳ đổi mới đất nước
Câu 49: Quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần
Câu 50: Quan điển của Đảng về vấn đề xã hội thời kỳ đổi mới
Câu 51: Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa hiện đại hóa
Câu 53: Phân tích quan điểm CNH-HĐH và phát triển kinh tế tri thức
Câu 54. Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
Câu 55. Kết quả và nguyên nhân xây dựng hệ thống chính trị
Câu 56. Kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân quá trình phát triển văn hóa
Câu 57. Kết quả , ý nghĩa , nguyên nhân về giải quyết vấn đề hội
Câu 58. Cơ hội và thách thức trong thực hiện đường lối đối ngoại
Câu 59. Nhiệm vụ, mục tiêu đối ngoại của Đảng
Câu 60. Phương châm đối ngoại của đảng