* Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi buôn bán.
Hàng hoá có thể ở dạng hữu hình như sắt, thép, thực phẩm… hay vô hình như dịch vụ, giao thông vận tải… nhưng dù ở dạng nào nó cũng có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
* Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hoá để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Hàng hoá nào cũng có một hay một vài công dụng và cộng dụng đó làm nó có giá trị sử dụng. Ví dụ như gạo là dùng để ăn, giá trị sử dụng của gạo là để ăn…
Giá trị sử dụng của hàng hoá là do thuộc tín tự nhiên (Lý, hoá, sinh) của thực thể hàng hoá đó quy định nhưng việc phát hiện ra những thuộc tính có ích đó lại phụ thuộc vào sự phát triển của XH, của con người. XH càng tiến bộ, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng ngày càng phong phú và chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
Giá trị sử dụng là giá trị sử dung XH. Nó không phải là giá trị sử dụng cho người trực tiếp sản xuất mà là cho XH thông qua trao đổi mua bán. Do đó, người sản xuất phải luôn quan tâm đến như cầu của XH, làm cho sản phẩm của họ phù hợp với nhu cầu XH.
Bài viết liên quan:
* Để hiểu giá trị của hàng hoá, trước hết, ta phải hiểu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác. Ví dụ như: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc.
Hai hàng hoá khác nhau như vậy có thể trao đổi với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung. Lao động hao phí tạo ra hàng hoá chính là cơ sở chung cho việc trao đổi đó và tạo ra giá trị của hàng hoá. Vậy giá trị của hàng hoá là lao động XH của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong sản phẩm. Giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung bên trong, là cơ sở của giá trị trao đổi.
Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.
* Hai thuộc tính đó của hàng hoá vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất. Chúng thống nhất ở chỗ: chúng cùng tồn tại trong hàng hoá, một hàng hoá phải có hai thuộc tính này, thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá. Tuy nhiên, chúng mâu thuẫn ở hai điểm: thứ nhất, về một giá trị sử dụng thì hàng hoá khác nhau về chất còn về mặt giá trị thì hàng hoá lại giống nhau về chất; Thứ hai, giá trị được sử dụng trong quá trình lưu thông còn giá trị sử dụng được thực hiện trong quá trình tiêu dùng.
[box type=”shadow” align=”” class=”” width=””]Bạn đang xem bài viết số 22 trong 35 bài viết của ngân hàng đề thi môn Chủ nghĩa Mac – Lênin . Bạn có thể tải trọn bộ câu hỏi tại: Đề thi môn chủ nghĩa Mac – Lenin [/box] [toggle title=”Xem lại toàn bộ bài viết” state=”close” ][box type=”shadow” align=”” class=”” width=””]Câu 1: Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học
Câu 2: Định nghĩa vật chất của Lênin? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 3: Nguồn gốc và bản chất của ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 4: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 5: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận
Câu 6: Nội dung, ý nghĩa quy luật lượng và chất
Câu 7: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?
Câu 8: Quy luật phủ định của phủ định
Câu 9: Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận của nó?
Câu 10: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận
Câu 11: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức? Ý nghĩa phương pháp luận
Câu 12: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức?
Câu 13: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Câu 14: Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận
Câu 15: Quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất?
Câu 16: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Câu 17: Lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội?
Câu 18: Mối quan hệ giữa xã hội và ý thức xã hội
Câu 19: Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội.
Câu 20: Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội.
Câu 21: Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá.
Câu 22: Hai thuộc tính của hàng hóa
Công thức chung của chủ nghĩa tư bản
Câu 23: Điều kiện ra đời triết học Hy lạp
Câu 24: Điều kiện ra đời triết học Trung quốc cổ đại
Câu 25: Phép biện chứng của Hêghen
Câu 26: Thuyết nguyên tử Democrit
Câu 27: Định nghĩa của Lênin về vật chất
Câu 28: Học thuyết Mac-xít
Câu 29: Quan điểm Macxit về xã hội và ý thức xã hội.
Câu 30: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Câu 31: Quy luật lượng và chất
Câu 32: Quy luật phủ định của phủ định
Câu 33: Quá trình nhận thức chân lý khách quan
Câu 34: Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.
Câu 35: Ý thức và nguồn gốc ý thức theo Triết học Mac-Lênin