Công thức chung của chủ nghĩa tư bản

Admin 07/06

Công thức chung của chủ nghĩa tư bản

Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa TBCN
– Phải tập trung số lớn tiền của vào trong tay một số ít người để có thể lập ra các xí nghiệp TBCN
– Đại đa số quần chúng lao động bị tướt đoạt hết TLSX phải bán sức lao động

Tiền tệ là sản phẩm cuối cùng của lưu thông hàng hóa và là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản, trên thị trường tư bản biểu hiện trước hết bằng một số tiền nhất định, mặt dù không phải lúc nào tiền cũng là tư bản.

Bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định khi chúng được sử dụng để bóc lột người khác.
+ Trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức; H-T-H.
+ Trong lưu thông của tư bản ; tiền vận động theo công thức T-H-T/

So sánh hai công thức lưu thông

– Giống nhau về hình thức:
+ Gồm hai giai đoạn mua bán hợp thành.
+ Gồm hai nhân tố vật chất hàng – tiền

– Khác nhau

H-T-H

T-H-T/

– Điểm mở đầu bằng hành vi bán( H-T) kết thúc bằng hành vi mua(T-H)- Tiền đóng vai trò trung gian

– Mục đích: giá trị sử dụng sự vận động kết thúc ở giai đoạn thứ hai( sự vận động có giới hạn)

– Bắt đầu bằng hành vi mua( T-H) kết thúc bằng hành vi bán(H-T)- Tiền vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc

– Mục đích: giá trị- giá trị tăng thêm

T/ = T +m ( m: giá trị thặng dư), vận động không có giới hạn. Vì điểm cuối của mỗi vòng chu chuyển tạo 1 khởi điểm cho vòng chu chuyển mới

Tóm lại: T-H-T/ gọi là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản dù mang hình thức cụ thể nào cũng đều là giá trị mang lại giá trị thặng dư:
T – H – T’ với T’ = T + m

Trình bày mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao động của những người sản xuất hàng hóa tạo ra trong sản xuất. Nhưng nhìn vào công thức T-H-T’ người ta dễ lầm tưởng rằng tiền tệ cũng tạo ra giá trị khi vận động trong lưu thông.

Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngoài hay ở trong lưu thông, cũng không tự lớn lên được. Tiền không thể sinh ra tiền là điều hiển nhiên.

Còn lưu thông thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc mua rẻ bán đắt, cũng không làm tăng thêm giá trị, không tạo ra giá trị thặng dư; ở đây chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã hội mà thôi bởi nếu mua rẻ thứ này thì sẽ lại phải mua đắt thứ kia; bán đắt thứ này thì lại phải bán rẻ thứ khác, vì tổng khối lượng hàng và tiền trong toàn xã hội ở một thời gian nhất định là một số lượng không đổi.

Tuy vậy, không có lưu thông cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Do đó, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư không do lưu thông đẻ ra nhưng lại được tạo ra thông qua lưu thông. Sở dĩ như vậy vì nhà tư bản tìm được trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt có khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho mình. Đó là hàng hóa sức lao động.

Cách giải quyết mâu thuẫn của công thức chung tư bản. Vì sao?

Các Mác là người đầu tiên phân tích & giải quyết mâu thuẫn trong công thức của tư bản = lý luận về hàng hóa sức lao động.

Nhà tư bản khi đưa tiền vào lưu thông đã dùng tiền mua đuơc hàng hóa đặc biệt là hàng hóa sức lao động, để sử dụng nó (không phải bán nó), sẽ tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Hàng hóa đặc biệt này có đặc điểm về giá trị sử dụng là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.

Sử dụng hàng hóa sức lao động tức là quá trình người công nhận tiến hành lao động, là sự kết hợp sức lao động của công nhân với tư liệu sản xuất; trong quá trình lao động = lao động trừu tượng – = sự hao phí thể lực , trí lực mới sẽ tạo giá trị mới cho hàng hóa, lượng giá trị mới này lớn hơn giá trị của bản thân nó.

Để giải quyết mâu thuẫn chung của công thức tư bản cần tìm cho thị trường 1 loại hàng hóa mà việc sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, hàng hóa đó là sức lao động.

Sức lao động là cái có trước hàng hóa, còn lao động chính là quá trình sử dụng sức lao động đó. Giống với các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng.

Hàng hóa sức lao động là sự tổng hợp về thể lực và trí lực của con người có thể sử dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất.

Giá trị sử dụng sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao đông, tức là quá trình lao động để sản xuất ra 1 loại hàng hóa ,1 dịch vụ nào đó. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra 1 lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị mới đó du ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.

=> Đó là điểm khác biệt với hàng hóa thông thường vì sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị hay giá trị sử dụng đều biến mất theo thời gian.

=> Đó là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn cho công thức của tư bản.

Xem thêm

Câu 21: Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá.
Câu 22: Hai thuộc tính của hàng hóa
Công thức chung của chủ nghĩa tư bản
Câu 23: Điều kiện ra đời triết học Hy lạp
Câu 24: Điều kiện ra đời triết học Trung quốc cổ đại
Câu 25: Phép biện chứng của Hêghen
Câu 26: Thuyết nguyên tử Democrit
Câu 27: Định nghĩa của Lênin về vật chất
Câu 28: Học thuyết Mac-xít
Câu 29: Quan điểm Macxit về xã hội và ý thức xã hội.
Câu 30: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Câu 31: Quy luật lượng và chất
Câu 32: Quy luật phủ định của phủ định
Câu 33: Quá trình nhận thức chân lý khách quan
Câu 34: Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.
Câu 35: Ý thức và nguồn gốc ý thức theo Triết học Mac-Lênin

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận