Câu 8: Quy luật phủ định của phủ định

Admin 07/06

Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ rõ khuynh hướng của sự vận động, phát triển của sự vật và sự liên hệ giữa cái mới và cái cũ.

I. Phủ định và phủ định biện chứng

1. Khái niệm phủ định

Trong thế giới vật chất, các sự vật đều có quá trình sinh ra, tồn tại, mất đi và được thay thế bằng sự vật khác. Sự thay thế cái cũ bằng cái mới là sự phủ định. Như vậy, phủ định là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất.

2. Khái niệm phủ định biện chứng

Nêu quan điểm siêu hình coi phủ định là sự xoá bỏ hoàn toàn cái cũ, thì triết học Mac – Lênin coi phủ định là sự phủ định biện chứng – sư phủ định có kế thừa, tạo điều kiện cho sự phát triển.

– Quan niệm về sự phủ định biện chứng như trên tất yếu sẽ gắn với sự giải quyết mâu thuẫn và thực hiện bước nhảy. Chính sự ra đời của sự vật mới về chất phải thông qua việc giải quyết mâu thuẫn (đó cũng chính là bước nhảy về chất).

3. Những đặc điểm của phủ định biện chứng

– Tính khách quan thể hiện ở chỗ nguyên nhân của phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật và của quá trình từ những tích luỹ về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất.

– Tính kế thừa: Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ đó là sự phủ định có kế thừa. Phủ định có kế thừa – sự loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, gây cản trờ sự phát triển; đồng thời cũng chọn lọc, giữ lại những yếu tốt tích cực và cải biến đi cho phù hợp với cái mới.

– Trong quá trình vận động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra – sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ bị phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lập hoàn toàn, mà nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn nhãng nhan tố tích cực thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó.

– Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật hiện tượng có thể gồm số lượng các lần phủ định nhiều hơn hai lần. Có sự vật trải qua hai lần phủ định ….hoàn thành một chu kỳ phát triển.

– Khuynh hướng của sự phát triển ( hình thức “xoáy ốc”).
Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ ràng, đày đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật

– Xem thêm: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

II. Ý nghĩa phương pháp luận

– Quy luật này giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau, chu kỳ sau tiến bộ hơn chu kỳ trước.
-Cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm trái với quy này
– Khi phủ định phải biết kế thừa những nhân tố tích cực đã đạt được từ cái cũ và phát triển sáng tạo trong điều kiện mới.

3. Vận dụng quy luật này của VN trong việc lựa chọn con đường đi lên CNXH

– Quy luật này chỉ ra cách thức của sự phát triển là sau các lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Lịch sử XH loài người tất yếu sẽ phủ đinh các chế độ tư hữu xây dựng chế độ công hữu, giải phóng con người khỏi áp bức bất công…
– Quy luật này chỉ ra sự phát triển theo đường xoáy ốc, quá trình phát triển có bước quanh co phức tạp thậm chí có bước thụt lùi tam thời nên khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Đảng và Nhà nước ta không do dự lựa chọn lại con đường đi lên CNXH. ..
– Hiện nay CNXH hiện thực đang đứng trước những khó khăn không nhỏ , nhưng những khó khăn đó chỉ là tạm thời, nhất định theo quy luật tất yếu của nhân loại tiến bộ sẽ xây dựng thành công CNXH…

Bạn đang xem bài viết số 8 trong 35 bài viết của ngân hàng đề thi môn Chủ nghĩa Mac – Lênin . Bạn có thể tải trọn bộ câu hỏi tại: Đề thi môn chủ nghĩa Mac – Lenin

Bạn có thể xem lại toàn bộ 35 câu hỏi:

Câu 1: Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học
Câu 2: Định nghĩa vật chất của Lênin? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 3: Nguồn gốc và bản chất của ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 4: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 5: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận
Câu 6: Nội dung, ý nghĩa quy luật lượng và chất
Câu 7: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?
Câu 8: Quy luật phủ định của phủ định
Câu 9: Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận của nó?
Câu 10: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận

Câu 11: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức? Ý nghĩa phương pháp luận
Câu 12: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức?
Câu 13: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Câu 14: Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận
Câu 15: Quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất?
Câu 16: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Câu 17: Lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội?
Câu 18: Mối quan hệ giữa xã hội và ý thức xã hội
Câu 19: Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội.
Câu 20: Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội.

Câu 21: Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá.
Câu 22: Hai thuộc tính của hàng hóa
Công thức chung của chủ nghĩa tư bản
Câu 23: Điều kiện ra đời triết học Hy lạp
Câu 24: Điều kiện ra đời triết học Trung quốc cổ đại
Câu 25: Phép biện chứng của Hêghen
Câu 26: Thuyết nguyên tử Democrit
Câu 27: Định nghĩa của Lênin về vật chất
Câu 28: Học thuyết Mac-xít
Câu 29: Quan điểm Macxit về xã hội và ý thức xã hội.
Câu 30: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Câu 31: Quy luật lượng và chất
Câu 32: Quy luật phủ định của phủ định
Câu 33: Quá trình nhận thức chân lý khách quan
Câu 34: Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.
Câu 35: Ý thức và nguồn gốc ý thức theo Triết học Mac-Lênin

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận