Câu 14: Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận

Admin 07/06

Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận?

I. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở đời sống xã hội

1. Sản xuất vật chất:
Sản xuất vật chất với nghĩa chung nhất, là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào từ nhiên nhằm cải biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cái vật chất cần thiết cho đời sống con người và cho xã hội.Chính nhờ có hoạt động lao động bản thân con người và xã hội loài người tồn tại, phát triển; đem lại những sự biến đổi to lớn và có tính chất quyết định: cơ thể con người không ngừng hoàn thiện về phát triển, có dáng đi đứng thẳng, phân hoá rõ chức năng tay và chân, óc và các giác quan phát triển – thoát khỏi loài động vận; ngôn ngữ, phương tiện giao tiếp, trao đổi, tích luỹ, truyền đạt kinh nghiệm lao động xã hội xuất hiện và phát triển; hình thành nên những quan hệ xã hội về vật chất và tinh thần, tức là hình thành xã hội. Trên ý nghĩa đó mà Ăngghen đã nói “lao động sáng tạo ra con người và xã hội loài người”.

Bài viết liên quan:

2. Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội
– Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của xã hội. Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng (thức ăn, quần áo, nhà ở và các đồ dùng khác). Muốn vậy thì phải sản xuất. Bởi vì, sản xuất là điều kiện của tiêu dùng, sản xuất vật chất càng phát triển thì mức tiêu dùng của con người và xã hội càng cao; và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại được nếu không tiến hành sản xuất ra của cải vật chất.
– Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành tất cả các quan hệ xã hội khác như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật v.v..
– Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Sản xuất vật chất của xã hội nói chung không ngừng tiến lên từ thấp lên cao. Mỗi khi sản xuất phát triển đến một giai đoạn mới, cách thực sản xuất của con người thay đổi, kỹ thuật được cải tiến, năng suất lao động được nâng cao, quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất thay đổi thì mọi mặt của đời sống xã hội cũng thay đổi theo.

II. Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội

1. Phương thức sản xuất là gì?
– Sản xuất vật chất được tiến hành trong những điều kiện tất yếu nhất định:
+ Điều kiện địa lý
+ Điều kiện dân số
+ Phương thức sản xuất
Trong ba nhân tố đó thì phương thức sản xuất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
– Phương thức sản xuất là cách thức tiến hành sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử.

2. Phương thức sản xuất và nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của xã hội, quyết định sự vận động, phát triển của xã hội.
– Trong mỗi xã hội, phương thức sản xuất thống trị như thế nào thì tính chất của chế độ xã hội như thế ấy; kết cấu giai cấp và tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v.v.., đều do phương thức sản xuất quyết định.

– Xem thêm: Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá.

– Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, thay thế phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời thì mọi mặt của đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản từ kết cấu kinh tê đến kết cấu giai cấp, từ các quan điểm tư tưởng xã hội đến các tổ chức xã hội. Lịch sử xã hội loài người đã biết đến năm phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp lên cao, tương ứng với nó có năm xã hội cụ thể: cộng sản nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (mà chủ nghĩa xã hội là giai đoạn thấp). Do đó, lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử của sản xuất, lịch sử của các phương sản xuất kế tiếp nhau trong quá trình phát triển. Việc thay thế phương thức sản xuất cũ bằng phướng thức sản xuất mới diễn ra không đơn giản, dễ dàng. Đó là quá trình cải biến cách mạng. Phương thức sản xuất mới muốn trở thành phương thức sản xuất thống trị thì phải trài qua cách mạng xã hội và gắn liền với chế độ chính trị.

Từ đó có thể rút ra kết luận: Cái chìa khoá để nghiên cứu những quy luật của lịch sử xã hội không phải tìm thấy ở trong óc người, trong tư tưởng và ý niệm của xã hội, mà là ở phướng thức sản xuất của xã hội, trong mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử.

III. Ý nghĩa phương pháp luận

Trong quá trình sản xuất vật chất con người luôn luôn tìm mọi cách để làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Chính sự phát triển không ngừng của sản xuất vật chất đã quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định sự phát triển xã hội. Do đó, khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội, chúng ta phải xuất phát từ cơ sở sâu xa của nó, đó là sản xuất vật chất.

Bạn đang xem bài viết số 14 trong 35 bài viết của ngân hàng đề thi môn Chủ nghĩa Mac – Lênin . Bạn có thể tải trọn bộ câu hỏi tại: Đề thi môn chủ nghĩa Mac – Lenin

Xem lại toàn bộ 35 câu hỏi:

Câu 1: Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học
Câu 2: Định nghĩa vật chất của Lênin? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 3: Nguồn gốc và bản chất của ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 4: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 5: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận
Câu 6: Nội dung, ý nghĩa quy luật lượng và chất
Câu 7: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?
Câu 8: Quy luật phủ định của phủ định
Câu 9: Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận của nó?
Câu 10: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận

Câu 11: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức? Ý nghĩa phương pháp luận
Câu 12: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức?
Câu 13: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Câu 14: Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận
Câu 15: Quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất?
Câu 16: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Câu 17: Lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội?
Câu 18: Mối quan hệ giữa xã hội và ý thức xã hội
Câu 19: Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội.
Câu 20: Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội.

Câu 21: Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá.
Câu 22: Hai thuộc tính của hàng hóa
Công thức chung của chủ nghĩa tư bản
Câu 23: Điều kiện ra đời triết học Hy lạp
Câu 24: Điều kiện ra đời triết học Trung quốc cổ đại
Câu 25: Phép biện chứng của Hêghen
Câu 26: Thuyết nguyên tử Democrit
Câu 27: Định nghĩa của Lênin về vật chất
Câu 28: Học thuyết Mac-xít
Câu 29: Quan điểm Macxit về xã hội và ý thức xã hội.
Câu 30: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Câu 31: Quy luật lượng và chất
Câu 32: Quy luật phủ định của phủ định
Câu 33: Quá trình nhận thức chân lý khách quan
Câu 34: Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.
Câu 35: Ý thức và nguồn gốc ý thức theo Triết học Mac-Lênin

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận