Nhiều tài liệu cho rằng Tam tòa Thánh mẫu đều là hiện thân của Mẫu Liễu Hạnh với 3 lần giáng trần. Còn một số tài liệu khác cho rằng Tam toà Thánh mẫu là hiện thân của ba vị thánh khác nhau:
1. Mẫu Đệ Nhất Thượng Tiên
– Tên gọi khác: Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Đệ Nhất, cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.)
– Con vua Ngọc Hoàng, Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa với 3 lần giáng sinh phàm trần:
+ Lần 1: Mùng 6 tháng 3 năm 1434 ở Vỉ Nhuế, Ý Yên, Nam.
+ Lần 2: Năm 1557 tại làng An Thái, Vụ Bản, Nam Định.
+ Lần 3: Nga Sơn, Thanh Hóa.
– Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh có ở khắp mọi nơi nhưng các nơi chính vẫn là những nới Mẫu giáng trần hoặc hiển linh lưu dấu thánh tích như:
+ Phủ Nấp – Phủ Quảng Cung Đệ Nhất ở Vỉ Nhuế, Ý Yên, Nam Định.
+ Phủ Dày (nơi Mẫu giáng trần lần thứ hai).
+ Đền Đồi Ngang – Phố Cát , Đền Sòng thuộc Thanh Hóa (nơi Mẫu giáng hiện lần thứ ba). Ngoài ra còn có Phủ Tây Hồ, Đền Rồng, Đền Dâu, Quán Cháo…đều là những nơi Mẫu để lại thánh tích.
– Ngày hội chính của Mẫu là ngày 3/3 âm lịch, tức là ngày Mẫu hóa trong lần giáng sinh thứ hai, ngoài ra ngày rằm tháng 8 ở Phủ Tây Hồ cũng mở tiệc rất long trọng.
2. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
– Tên gọi khác: Bà chúa Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Ngàn (còn gọi là Mẫu Đệ Nhị, trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.)
– Bà vốn là con Vua Đế Thích, lần đầu hạ phàm bà là Quế Hoa Mị Nương công chúa, con Vua Hùng Vương.
– Lần thứ hai bà giáng sinh vào cửa nhà họ Cao, một người tù trưởng trên đất Yên Bái.
[Theo truyền thuyết, Mẫu Thượng Ngàn chính là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương.]
– Đền thờ:
+ Đền Đông Cuông, Yên Bái (là nơi Mẫu giáng làm con gái nhà tù trưởng họ Cao).
+ Tiếp nữa có Đền Công Đồng, Bắc Lệ, Lạng Sơn, tương truyền là nơi vua Lê Thái Tổ lập để ghi nhớ công ơn Mẫu giúp vua.
– Ngày hội chính của Mẫu Đông Cuông thường tổ chức vào ngày Mão đầu tiên của năm theo âm lịch. Còn trên Đền Bắc Lệ lại tổ chức hội vào ngày 20/9 âm lịch.
3. Mẫu Đệ Tam Thoải Cung:
– Tên gọi khác: Mẫu Thoải (còn gọi là Mẫu Đệ Tam, trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.)
– Bà vốn là con Vua Bát Hải Thủy Quốc Động Đình, kết duyên cùng Kính Xuyên (là con Vua Đất).
– Đền thờ Mẫu Thoải có khá nhiều nhưng hầu hết đều do lòng thành kính của nhân dân hoặc do nơi cửa sông cửa biển chứ hầu như không có dấu tích của Mẫu vì Mẫu không giáng trần.
+ Nổi tiếng nhất có Đền Mẫu Thác Hàn Sơn ở Hà Trung, Thanh Hóa, nơi bến Đò Lèn.
+ Đền Mẫu Thoải ở thị xã Lạng Sơn, gần sông Kì Cùng.
+ Đền ở bến sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Gia Lâm cũng tên là Đền Mẫu Thoải hay còn gọi là Đền Cửa Sông.
– Ngày tiệc chính của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch, thường được tổ chức long trọng nhất là ở Đền Mẫu Thác Hàn Sơn.
TÂM SỰ
Ở điển tích xuất thân của Mẫu Thượng Ngàn còn có điều cá nhân Tôi còn chưa thông suốt. Vậy xuất thân Mẫu Thượng Ngàn nên tin theo điển tích nào? Kính mong đọc giả am hiểu tường tận giải thích giùm. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Pingback: Tam phủ và tứ phủ Việt Nam
Bài viết này rất hay và ý nghĩa cho những người muốn tìm hiểu về tín ngưỡng việt nam. Theo cá nhân tôi đồng tình với quan điểm của ad