Cách phân biệt rắn độc và không độc

Admin 01/06

[Thích Hô Hấp] – Chào tất cả các bạn, hôm nay mình xin chia sẻ một ít kinh nghiệm nhận biết các loại rắn thường gặp của bản thân. Nếu có sai sót thì xin mọi người góp ý thêm.

Theo các chuyên gia, rắn có điều kiện phát triển nhiều vào mùa mưa. Đây là thời điểm chúng giao phối, sinh sản nên rất hung dữ, tấn công bất kể ai. Có 2 nhóm rắn độc lớn: Nhóm gây đông máu (rắn lục, rắn chàm quạp, rắn sãi cổ đỏ) và nhóm gây tổn thương thần kinh (rắn hổ chúa, rắn hổ mèo, rắn hổ đất, rắn cạp nong, rắn cạp nia…). Rắn lục cũng có nhiều chủng khác nhau, trong đó có 2 chủng lớn là rắn lục xanh và rắn lục xanh đuôi đỏ. Rắn lục xanh thường cư ngụ chủ yếu ở miền Bắc, còn rắn lục đuôi đỏ thường xuất hiện từ miền Trung trở vào.

Ở nhóm rắn lục, nếu bị cắn thì vết thương sẽ có 2 dấu móc răng, bị sưng đau, xuất huyết tại chỗ, sau đó có các dấu hiệu rối loạn đông máu, xuất huyết nhiều nơi trong cơ thể (chảy máu chân răng, chảy máu cam…), xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, sốc phản vệ và dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cách phân biệt rắn độc và không độc

Dấu hiệu 1: Khi bạn bất ngờ gặp rắn thì bạn nên bình tĩnh, lúc này hãy dựa vào các biểu hiện sau đây để phán đoán con rắn đó có độc hay không:

  • Thấy người cố gắng bò đi thật nhanh ====> 90% đây là rắn không độc.
  • Rắn thu người lại thủ thế phình mang  ====> Chắc chắn là rắn độc
  • Còn một số sẽ đủng đỉnh bỏ kỉểu như “tao có độc đó tụi mày ngon thì nhào vào” thì cũng hết 90% là có độc.

Dấu hiệu 2: Rắn độc có hai cái răng nanh to ở hàm trên, cái này chính là kim tiêm thuốc độc – hay còn gọi là móc độc. Rắn không độc thì không có. Vì thế, khi bạn bị rắn cắn thì chỉ cần xem vết răng thôi.

Dấu hiệu 3: Nhận biết một số loại rắn độc

a. Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa thường sống trong hang dưới những gốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng, bên bờ suối… thức ăn là các loài rắn khác, chim, chuột, thằn lằn, kỳ đà. Loài bò sát này đẻ trứng vào khoảng tháng 4-5.

Chúng có chiều dài lên đến 6m và nặng tới 20kg. Với nọc độc kinh hoàng, đủ giết vài chục người, chúng được mệnh danh là chúa của loài bò sát này.

b. Rắn lục đuôi đỏ 

Rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, khi mang bầu, rắn mẹ có nọc độc cao hơn bình thường.

c. Rắn hổ mang đất

Dấu hiệu nhận biết là là da màu xám, bụng màu đen chì, có 2 hoặc 3 sọc vàng gần cổ. Phía trên cổ khi chúng phùng mang thấy rõ một vòng tròn màu đen – trắng

d. Rắn cạp nong 

Rắn cạp nong ở Việt Nam là một loài rắn cực độc. Chất độc của nó thuộc loại chất độc thần kinh, vô hiệu hóa hệ thống thần kinh của nạn nhân. Sau khi bị cắn nạn nhân sẽ khó thở, cơ bắp bị tê liệt và rơi vào hôn mê, rồi chết.

Chất độc thần kinh của rắn Cạp nong với hiệu lực độc còn cao hơn nhiều lần so với rắn hổ mang.

e. Rắn cạp nia

Cách sơ cứu

– Bước 1: Động viên tinh thần để bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.

– Bước 2: Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.

– Bước 3: Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.

Lưu ý: + Băng ép cách vết thương từ 4 – 6 cm.
+ Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

– Bước 4: Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).

Kỹ thuật băng ép bất động

* Dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chân, tay phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.

* Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng, còn sờ thấy mạch máu đập).

* Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn.

* Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chân, tay với nẹp.

* Với vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:

  •  Băng ép bàn tay, cẳng tay.
  • Dùng nẹp cố định cẳng tay và bàn tay.
  • Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.

* Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).

* Vết cắn ở thân mình: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động ngực nạn nhân.

* Vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ: không băng gì hết, khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

NÊN

  • Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công, tất cả đều hữu ích.
  • Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết đưa nạn nhân đến chỗ có bóng râm.
  • Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc đọc đến tim nhanh hơn.
  • Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu trừ khi chúng ta biết chắc loài rắn đã cắn có nọc độc tác động đến thần kinh.
  • Rửa sạch và băng bó vết thương cẩn thận để không tạo áp suất và gây bầm tím.
  • Sẵn sàng trông nom nạn nhân nếu cần thiết
  • Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

KHÔNG NÊN

  • Cho phép nạn nhân cử động hay tự ấn lên vết thương.
  • Chích vết cắn ra hoặc cố gắng nặn nọc độc ra.
  • Cho nạn nhân ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì đặc biệt là rượu
  • Sử dụng thuốc tím hay dung dịch nào để bôi lên hoặc gần chỗ vết cắn.
  • Sử dụng nước pha xà phòng xoa xung quanh vết cắn
  • Để các dải quấn quá dài.
  • Để nạn nhân ở một mình
  • Lấy đá trườm lên vết thương
  • Ngâm bộ phận bị thương vào bất kỳ dung dịch nào

Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ bên con rắn mình sẽ gặp…!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận