Nguồn gốc Khăn rằn Nam Bộ

Admin 29/10

Chào các bạn…!

Chắc hẳn là bạn đã từng ít nhất một lần nhìn thấy hoặc sử dụng những chiếc Khăn rằn Nam Bộ, nhưng liệu có khi nào bạn tự hỏi: “Nguồn gốc của chiếc khăn kia?”. Hôm nay, bạn hãy cùng mình tìm hiểu về nguồn gốc của những chiếc khăn rằn Nam Bộ, hay với một tên gọi khác là khăn phượt này nhé!

Chiếc Khăn rằn Nam Bộ có nguồn gốc từ người Khmer và trong quá trình cộng cư của các dân tộc trên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, nó đã được chuyển thành thứ trang phục đặc trưng của nhiều dân tộc khác. Chiếc Khăn rằn Nam Bộ ban  đầu có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Sau này được phát triển với 5 màu cơ bản: Đen trắng, đỏ trắng, xanh trắng, tím trắng và xanh lá mạ. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn và có lẽ các lằn ngang dọc ấy là gốc gác của tên gọi khăn rằn. Chiếc khăn rằn ban đầu có chiều dài 120×60 cm. Sau này, để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân, Khăn rằn Nam Bộ có thêm kích thước 150x70cm và 170x80cm.

chiec-khan-ran-nam-bo-thichhohap

Trước khi có sự du nhập của các loại trang phục từ phương Tây thì chiếc khăn rằn đóng vai trò chủ chốt trong lối ăn mặc của những người dân xứ này. Không chỉ người lao động lam lũ, mà cả những điền chủ, người giàu có cũng sử dụng nó. Không chỉ có phụ nữ, mà nam giới cũng sử dụng loại khăn này. Phụ nữ vắt gọn khăn trên đầu, còn đàn ông cột ngang trán, chừa hai đuôi khăn nhô lên đầu, nút khăn nằm ở phía trước. Khăn cũng được quàng trên cổ, một đầu thả trước ngực, một đầu thả sau lưng. Đôi khi hai đầu được buông xuôi xuống phía trước, đi với bộ quần áo bà ba làm nên nét đặc trưng rất duyên của cư dân Nam bộ.

Và có một sự thật ít ai biết. Nếu như Krama dệt bằng chỉ xe, có sự co rút đàn hồi và thấm nước tốt thì khăn rằn Nam Bộ có phần chỉ dệt phải được ngâm trong hồ (bột gạo) và phơi 3 ngày. Bột gạo làm cho sợi chỉ mục đi một phần nên nó thô giống vải bố nhưng càng giặt vải càng mềm và đẹp hơn, càng xài càng bền, đó là bí quyết mà hiếm loại khăn nào trên thế giới có được.

khan-ran-nam-bo-nick

Có thể nói khăn rằn đã thực sự trở thành vật không thể thiếu trong đời sống của chúng ta cũng như nó đã, đang và sẽ thành công trong vai trò là biểu tượng văn hóa không chỉ của miền Tây Nam bộ mà còn cùng với nón, áo dài… là những hình ảnh đại diện cho Việt Nam ra ngoài quốc tế.

Giờ thì bạn đã hiểu thêm nhiều về chiếc khăn mình đang mang theo bên mình rồi phải không? Vậy thì hãy cùng mình đi tìm hiểu những công dụng của chiếc khăn này dành cho những người đi, những phượt thủ trong bài viết: Công dụng của khăn rằn Nam Bộ nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận