Câu 32: Kinh tế bao cấp thời kì 1960-1985

Admin 14/06

Câu 32: Đặc điểm, hình thức hoạt động và ưu điểm, hạn chế của việc thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đối với nền kinh tế trước đổi mới?

Kinh tế bao cấp thời kì 1960-1985

Nhìn chung Kinh tế bao cấp thời kì 1960-1985, chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng:
– Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.
– Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa; chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, không tôn trọng các qui luật của thị trường.
– Nóng vội, giản đơn, duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế – xã hội.

>>> Xem lại nội dung:  Đường lối kháng chiến năm 1945-1954 và 1954-1975

– Kết quả 
+ So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên cho các ngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng.
+ Đã có hàng chục trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa.

– Ý nghĩa: Những kết quả trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng – tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.

– Hạn chế kinh tế bao cấp
+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân.
+ Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội.

– Nguyên nhân những hạn chế
+ Về khách quan: Tiến hành công nghiệp hóa từ điểm xuất phát thấp (nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn) và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức của cho công nghiệp hóa.
+ Về chủ quan: Những sai lầm nghiêm trọng xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa.

Bạn đang xem bài viết số 32 trong 60 bài viết của ngân hàng đề thi môn Đường lối cách mạng ĐCS. Bạn có thể tải trọn bộ câu hỏi tại: Đề thi môn Đường lối cách mạng ĐCS VN

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận